Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất - TP. Hồ Chí Minh
_ Giới thiệu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
_ Lịch sử hình thành và phát triển
_ Cấu trúc và cơ sở hạ tầng của sân bay
_ Hệ thống an ninh – an toàn
_ Nhà ga hành khách
_ Phòng chờ của nhà ga sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
_ Sân Golf Tân Sơn Nhất
_ Cách đón người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất bằng ô tô
_ Sasco ra mắt phòng chờ thương gia thượng hạng
_ Khu vui chơi trẻ em miễn phí cho hành khách và ghế ngủ
Giới thiệu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam. Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, mã IATA: SGN - là tên viết tắt của Sài Gòn – Tân Sơn Nhất, mã ICAO: VVTS, trước năm 1975 có tên là Phi cảng Sài Gòn Tân Sơn Nhứt.
Mỗi năm, sân bay đón hơn 30 triệu lượt khách, mang lại nguồn thu và lợi ích kinh tế rất lớn cho đất nước. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía Bắc, thuộc quận Tân Bình.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đồng thời cũng là đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả khu vực miền Nam nói chung.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Nguồn ảnh: Matthew Laird Acred)
Sân bay này là nơi hoạt động chính của tất cả các hãng hàng không Việt Nam, là trụ sở của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, đơn vị quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng ở Việt Nam.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc sự quản lý và khai thác của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Lịch sử hình thành và phát triển
Sân bay Tân Sơn Nhất được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1930 nhằm phục vụ cho mục đích quân sự với đường băng bằng đất đỏ, dài hơn 1500m. Đến năm 1933, sân bay đã tiếp nhận chuyến bay đầu tiên hạ cánh, với điểm khởi hành từ thủ đô Paris (Pháp).
Năm 1956, Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000m bằng bê tông, so với sân bay do thực dân Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500m chỉ bằng đất đỏ. Quỹ đất Việt Nam Cộng hòa để dành cho phát triển lâu dài sân bay là khoảng 3.600 ha, gấp ba lần quỹ đất sân bay Changi của Singapore hiện nay.
Trong Chiến tranh Việt Nam, phi cảng Sài Gòn Tân Sơn Nhứt là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Thời kỳ này, phi cảng Tân Sơn Nhứt là một trong ba sân bay đông đúc nhất thế giới.
Nhà ga hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất năm 1969. Tên chính thức của sân bay lúc này là "Phi cảng Sài Gòn - Tân Sơn Nhất". Ảnh: George Lane.
Từ tháng 5/1975, sau khi Thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp quản sân bay Tân Sơn Nhất và triển khai khai thác những đường bay dân dụng giữa Sài Gòn và Hà Nội cũng như các tỉnh thành phía Nam.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngày nay
Sau khi nước Việt Nam thống nhất, cơ sở vật chất tiếp tục được xây dựng để khai thác các chuyến bay quốc nội và quốc tế. Tuy nhiên, so về diện tích đất thì sân bay năm 2016 chỉ còn bằng 20–25% diện tích so với phi cảng Sài Gòn Tân Sơn Nhứt trước năm 1975. Phần đất Đông Bắc của sân bay này đã biến thành một sân golf có tên sân golf Tân Sơn Nhất chiếm 160 ha đất, còn các phần đất khác được phân lô xây nhà ở và kinh doanh thương mại từ sau năm 1975 đến nay.
Cảng hàng không Tân Sơn Nhất về đêm
Đoạn từ ngã tư Bảy Hiền dọc đường Trường Chinh ngày nay (quận Tân Bình, hướng về ngã tư An Sương) hay từ đường Phổ Quang sang các đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung,... (quận Gò Vấp) vốn là đất của phi cảng Sài Gòn Tân Sơn Nhứt cũ.
Trong những năm sau này, sân bay liên tục được đầu tư mở rộng, cải tạo và nâng cấp để đáp ứng công suất phục vụ hành khách cả trong nước và quốc tế.
Cấu trúc và cơ sở hạ tầng của sân bay
Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng 07L/25R dài 3.048m rộng 45m, đường băng 07R/25L dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay.
Nhà ga quốc tế với 10 cầu lồng hàng không (nhiều hơn 6 cái so với ở nhà ga nội địa) thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747–400, Boeing 777–200/300, Airbus A350, Boeing 767, Airbus A330, Boeing 787, Airbus A380,...
Một góc sân bay Tân Sơn Nhất nhìn từ trên cao (Nguồn ảnh: doanhnhanplus.vn)
Chuyên cơ của các hãng hàng không đang khai thác chuyến bay tại sân bay Tân Sơn Nhất (Nguồn ảnh: vovgiaothong.vn)
Sân bay hiện có 2 đường băng cách nhau 365m nên không thể cùng một lúc 2 chuyến bay cùng cất, hạ cánh, mà phải thay phiên nhau, cứ chiếc này cất cánh xong thì chiếc kia mới được hạ cánh.
Hiện nay, số lượt chuyến bay cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trung bình đạt khoảng 948 chuyến bay/ngày. Năng lực thông qua đường băng cất–hạ cánh đang được điều phối 44 chuyến bay/giờ, tức trung bình cứ 1 phút 20 giây lại có một máy bay cất hoặc hạ cánh.
Sân đỗ tàu bay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Nguồn ảnh: qdnd.vn)
Sân đỗ với 86 vị trí đỗ khai thác thương mại, 26 vị trí đỗ không khai thác thương mại (đỗ qua đêm), 02 vị trí đỗ khẩn nguy; có khả năng tiếp thu được các loại tàu bay thân rộng như B747, B787, A350...
Hệ thống an ninh – an toàn
Trang bị hệ thống ngăn chặn khủng bố; hệ thống camera giám sát; hệ thống báo cháy & chữa cháy tự động; hệ thống kiểm soát cửa ra vào; máy soi chiếu an ninh; hệ thống cung cấp điện dự phòng 24/24; dịch vụ y tế/ cấp cứu 24/7,…
Nhân viên an ninh tại các hệ thống kiểm soát cửa ra vào (Nguồn ảnh: NIA)
Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, sân bay đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm kiểm soát bệnh tật HCDC để kiểm soát và thực hiện đúng quy trình phòng chống dịch qua đường hàng không. Sân bay sử dụng hệ thống camera giám sát truy vết nhanh chóng, kịp thời khi có thông tin hành khách dương tính với COVID–19 đi qua sân bay. Từ đó tìm ra người tiếp xúc gần, yêu cầu cách ly theo đúng quy định và hướng dẫn.
Nhân viên an ninh tại các hệ thống máy soi chiếu an ninh ( Nguồn ảnh: vov.vn)
Nhà ga hành khách
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất có 2 nhà ga hành khách là: Nhà ga Quốc nội T1 diện tích 40.948m2 và Nhà ga Quốc tế T2 diện tích 115.834 m2.
Nhà ga Quốc nội T1
Nhà ga nội địa hiện nay trước đây là nhà ga hành khách duy nhất của sân bay cho tới khi nhà ga quốc tế T2 được khai trương vào năm 2007.
Với 20 cửa ra máy bay (4 ống lồng hàng không và 16 cửa tiếp cận từ xa), 126 quầy làm thủ tục, 1 quầy làm thủ tục nối chuyến và 1 quầy hành lý quá khổ; 30 máy soi chiếu an ninh và cổng từ, 3 băng chuyền hành lý đi, 6 băng chuyền hành lý đến. Sảnh A có 14 quầy kiểm tra an ninh, còn sảnh B có 11 quầy kiểm tra an ninh, 2 thang máy, 10 thiết bị kiểm tra kim loại cầm tay đưa vào sử dụng.
Nhà ga nội địa được chia làm 2 sảnh. Sảnh A nằm bên trái nhà ga, phục vụ Vietnam Airlines (quầy A, B, C, D), Pacific Airlines (quầy E), VASCO (quầy F), Bamboo Airways (quầy G, H), và Vietravel Airlines (quầy G). Sảnh B, nằm bên phải nhà ga, phục vụ duy nhất hãng VietJet Air với các quầy I, J, K.
Sảnh A của ga nội địa T1 nhà ga Tân Sơn Nhất (Nguồn ảnh: obayashivn.com)
Nhà ga Quốc nội T1 sân bay Tân Sơn Nhất bao gồm 2 tầng là:
Tầng trệt: hay còn gọi là Tầng G của nhà ga T1 sân bay Tân Sơn Nhất chính là Sảnh đến Quốc nội. Nếu có hành lý ký gửi thì hành khách sẽ di chuyển tới các băng chuyền hành lý. Nếu không có thì hành khách có thể đi thẳng theo lối Sảnh đón khách đến để ra khỏi nhà ga.
Sơ đồ tầng trệt Nhà ga Quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất (T1) (Nguồn ảnh: vietnamairport.vn)
Tầng 1: của nhà ga T1 sân bay Tân Sơn Nhất chính là Sảnh đi Quốc nội. Bao gồm khu vực quầy thủ tục của các hãng hàng không, khu vực kiểm soát an ninh, khu vực sảnh chờ dành cho hành khách có chuyến bay đi nội địa cùng với các cửa ra tàu bay,...
Sơ đồ tầng 1 Nhà ga Quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất (T1) (Nguồn ảnh: vietnamairport.vn)
Nhà ga Quốc tế T2
Nhà ga có diện tích: 115.834 m², trong đó diện tích đường và sân đậu ôtô: 78.000 m², diện tích đường tầng: 10.540 m², diện tích đường công vụ: 13.000 m².
Nhà ga được trang bị: 10 ống lồng dẫn khách, 8 băng chuyền hành lý đến, 6 băng chuyền hành lý đi, 8 băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay, 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy soi chiếu, 10 cổng từ: 19 cổng ra máy bay,có thể đáp ứng cùng một lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm.
Nhà ga này đã phục vụ thử một số hãng quốc tế và sau đó đã được chính thức đưa vào sử dụng chính thức kể từ ngày 2 tháng 9 năm 2007.
Nhà ga Quốc tế T2 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được xây dựng với 4 tầng, trong đó:
Tầng trệt (Tầng G) và Tầng 1 là Ga đến Quốc tế. Sau khi các chuyến bay quốc tế hạ cánh thì hành khách sẽ tiến hành làm thủ tục nhập cảnh tại cửa hải quan và lấy hành lý ký gửi (nếu có) tại đây.
Sơ đồ tầng 2 Nhà ga Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất (T2) (Nguồn ảnh: vietnamairport.vn)
Hiện tại, nhà ga quốc tế có công suất tối đa 13 triệu khách mỗi năm.
Phòng chờ của nhà ga sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Nhà ga có các phòng chờ sau: phòng chờ Bông Sen (Lotus Lounge) và phòng chờ Le Saigonnais (Sasco Business Lounge), phòng chờ Jasmine, Apricot Lounge, Orchid Lounge, và Rose Business Lounge.
Phòng chờ Bông Sen Vàng đạt tiêu chuẩn 4 sao quốc tế (Lotus Lounge)
Mặt tiền sảnh của Le Saigonnais Lounge
Phòng chờ thương gia sân bay Tân Sơn Nhất Jasmine
Những món ăn được chế biến đúng tiêu chuẩn của đạo Hồi tại Jasmine Lounge
Phòng chờ sân bay Tân Sơn Nhất Apricot Lounge
Quầy buffet ẩm thực đa dạng tại Apricot Lounge
Bảng thông tin trước cửa phòng chờ Orchid Lounge
Phòng chờ sân bay Tân Sơn Nhất: Rose Lounge rộng thoáng với những khung cửa kính hướng ra đường bang
(Theo alongwalker)
Thông tin các hãng hàng không lớn tại sân bay Tân Sơn Nhất
Đường bay nội địa:
Bạn có thể mua vé máy bay đi Sài Gòn của các hãng hàng không nội địa như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines để đáp chuyến bay tới sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Một số đường bay nội địa tới sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại bao gồm Hà Nội - Sài Gòn, Nha Trang - Sài Gòn, Hải Phòng - Sài Gòn, Vinh - Sài Gòn, Đà Nẵng - Sài Gòn,...
Đường bay quốc tế:
Các đường bay thẳng quốc tế đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất gồm có Hong Kong- Sài Gòn, Seoul - Sài Gòn, Bangkok - Sài Gòn, Singapore - Sài Gòn,... được khai thác bởi Vietnam Airlines, Vietjet Air, Asiana Airlines, Nordwind Airlines,...
Sân Golf Tân Sơn Nhất
Sân golf Tân Sơn Nhất là một trong những sân golf hàng đầu Việt Nam được các golfer đánh giá cao. Chất lượng sân đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng vị trí đắc địa nằm ngay thành phố Hồ Chí Minh càng nâng thêm hấp dẫn cho địa điểm chơi golf này.
Vị trí của sân golf Tân Sơn Nhất
Ở Việt Nam có khá nhiều sân golf nhưng để nói nơi có vị trí tốt hàng đầu phải kể đến đó là sân golf Tân Sơn Nhất. Tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, sân golf này nằm trong lòng thành phố nhộn nhịp. Từ trung tâm quận 1, bạn sẽ chỉ cần di chuyển tầm 30 phút là đã có thể đến được sân golf này. Đặc biệt hơn là ngay cạnh sân bay Tân Sơn Nhất nên với những golfer phương xa thì lại càng thuận tiện để đến đây vui chơi hơn.
Sân golf Tân Sơn Nhất nổi tiếng ở giữa TP Hồ Chí Minh
Ngoài sân bay thì cạnh sân golf này còn có nhiều điểm đến nổi bật như:
- Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Long Biên.
- Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…
- Khu dân cư Cityland.
Chính vì vậy ngoài đến chơi golf thì các golfer cũng có thể dễ dàng ra khu vực lân cận để thư giãn, trải nghiệm thêm. Đặc biệt sân golf Tân Sơn Nhất rất gần hai cung đường nổi tiếng là Trường Chinh và Phạm Văn Đồng. Tại đây tập trung nhiều các dịch vụ vui chơi, giải trí hay để di chuyển đến các quận khác của Sài Gòn cũng rất thuận lợi.
Thiết kế sân golf Tân Sơn Nhất
Sân golf nổi tiếng chính thức khai trương phục vụ các golfer vào năm 2014. Công ty Nelson & Haworth Golf Course Architects là đơn vị thiết kế chính của sân golf này. Công ty nổi tiếng đến từ Mỹ có rất nhiều dự án được biết đến tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Canada, Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ. Đặc biệt trong số này đó là các sân golf quy mô và đẳng cấp. Chính vì vậy mà phong cách thiết kế của sân golf Tân Sơn Nhất cũng vô cùng hiện đại, mang tầm cỡ quốc tế.
Không gian chơi golf sang trọng và đẳng cấp
Tổng diện tích sân golf lên đến hơn 150 ha và được chia ra làm 4 khu vực sân khác nhau:
- Khu vực sân A có chiều dài 3729 yards.
- Khu vực sân B có chiều dài 3620 yards.
- Khu sân C có chiều dài 3747 yards.
- Khu sân D có chiều dài 3619 yards.
Mỗi sân đều được thiết kế với 9 lỗ golf và số gậy tiêu chuẩn là 36 gậy.
Để mang đến trải nghiệm chơi golf tốt nhất cho khách hàng thì sân golf này còn sử dụng loại cỏ rất tốt là Paspalum Platinum và Tifeagle.
Xen kẽ khoảng xanh của cỏ đó là các hồ nước được bố trí hợp lý. Chính vì vậy mà khung cảnh càng trở nên nên thơ và yên bình hơn. Các golfer có thể yên tâm là dù nằm ngay lòng thành phố mang tên Bác nhưng không gian ở Tan Son Nhat Golf Course vẫn rất tĩnh lặng, đạt chuẩn cho những chuyến chơi golf.
Tiện ích ở sân golf Tân Sơn Nhất
Giống như nhiều nơi khác, ở Tan Son Nhat Golf Course còn cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho các golfer. Phần lớn sẽ là không gian để golfer nghỉ ngơi, ăn uống hoặc mua sắm.
- Nhà hàng: Thuộc sân golf Tân Sơn Nhất là nhà hàng rộng lớn và vô cùng sang trọng. Được thiết kế theo phong cách phương Tây, golfer có thể đến đây nạp lại năng lượng sau những giờ chơi golf thú vị. Các món ăn ở nhà hàng của sân golf Tân Sơn Nhất rất đa dạng từ món đặc trưng Việt Nam đến Á, Âu. Đặc biệt không thể không kể đến hệ thống các hầm rượu được trang trí mới lạ, sang trọng là mơi thực khách có thể thưởng thức những chai rượu ngon nhất.
- Trung tâm hội nghị: Trung tâm hội nghị – tiệc cưới ở Tan Son Nhat Golf Course có đến 4 sảnh chính. Mỗi sảnh sức chứa lên đến 500 người. Đều này rất phù hợp với những ai muốn kết hợp chơi golf với những bữa tiệc hay họp hội nghị.
- Khu sân tập: Sân tập golf ở đây được đánh giá rất cao về chất lượng. Sân tập được thiết kế chuẩn quốc tế chia ra làm 2 tầng với 69 làn tập. Tổng chiều dài của khu sân tập là 240 yards, rộng 100 yards.
Nhà hàng rộng lớn và sang trọng ở sân golf
Ngoài các tiện ích trên thì đến với Tan Son Nhat Golf Course các golfer còn có thể mua sắm các sản phẩm để chơi golf hay thư giãn ở khu locker.
Bảng giá sân golf
Bảng giá ở sân golf Tân Sơn Nhất được cập nhật thường xuyên và sẽ có sự thay đổi qua các năm. Bảng giá năm 2021 của sân golf này là:
- Thời gian tee-off từ 5h30 đến 8h49: 2,1 triệu (thứ 2), 2,3 triệu (thứ 3 đến thứ 6), 3 triệu (cuối tuần.)
- Thời gian tee-off từ 8h30 đến 14h49: 2,1 triệu (thứ 2), 2,4 triệu (thứ 3 đến thứ 6), 2,9 triệu (cuối tuần.
- Thời gian tee-off 15h00: 2,1 triệu (thứ 2), 2,2 triệu (thứ 3 đến thứ 6), 2,5 triệu (cuối tuần).
Cách đón người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất bằng ô tô
Ga quốc nội
Nếu bạn đón người thân bằng xe ô tô ở ga quốc nội thì cần lưu ý đi đúng làn xe. Làn đón khách sân bay Tân Sơn Nhất tại ga quốc nội sẽ được chia thành các làn:
– Cửa ra tại làn B hoặc làn C: dành cho xe ô tô nhà.
– Khu vực ngoài trời (phía trước nhà xe TCP): dành cho xe ô tô khách từ 25 chỗ trở lên.
– Từ cột số 12 đến làn B tại ga đến quốc tế: dành cho xe buýt
Lưu ý về cách phân làn cho xe ô tô ở sân bay để di chuyển đúng theo quy định (Ảnh: sưu tầm)
Đón người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất ga quốc tế
Nếu đón người thân ở ga quốc tế, bạn có thể đi xe ô tô thẳng vào ga quốc tế. Tới đây, bạn hãy xem số hiệu chuyến bay người thân khi nào hạ cánh và ra ở cửa số mấy được hiển thị trên bảng điện tử hoặc hỏi nhân viên an ninh, bộ phận hướng dẫn để đến đúng vị trí cổng chờ.
Lưu ý khi đón người thân bằng ô tô:
– Không đi xe vào làn A (có biển cấm đón khách) vì đây là khu vực dành riêng cho phương tiện đưa hành khách tới máy bay.
– Không đi xe vào làn D. Đây là làn đường dành cho xe đón sân bay Tân Sơn Nhất theo mô hình dịch vụ, kinh doanh, xe taxi.
Đón người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất bằng xe máy
Đón người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất ga quốc nội
Đối với xe máy, trước tiên bạn gửi xe ở bãi đỗ TCP Park. Từ bãi xe đến ga quốc nội chỉ mất 5 phút đi bộ. Bạn có thể chờ người thân tại cổng A1, A2 hoặc sang khu vực hàng quán dịch vụ đối diện cổng.
Ga quốc tế
Nếu đón người thân ở ga quốc tế, bạn phải đi bộ từ ga quốc nội sang ga quốc tế. Hoặc đón người thân ở cửa A1, A2 như ga quốc nội đều được.
Tương tự với trường hợp đón người thân ở sân bay bằng xe ô tô tại ga quốc tế, bạn có thể theo dõi giờ hạ cánh và vị trí cổng ra của người thân hiện trên bảng điện tử hoặc nhờ nhân viên ở sân bay hướng dẫn để đến cổng đón.
Với những ai lần đầu đi đón người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất chắc hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ vì sân bay rất rộng và được chia thành nhiều khu vực. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm được sơ đồ chung của sân bay Tân Sơn Nhất để bạn có thể tiết kiệm thời gian tối đa khi đón người thân.
Sasco ra mắt phòng chờ thương gia thượng hạng
Phòng chờ thương gia Prime Lounge đặt tại ga đi quốc nội Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, vừa được Saco ra mắt ngày 22/9.
Theo đại diện Sasco, phòng chờ hạng thương gia Prime ra đời thể hiện khát vọng của doanh nghiệp trong việc nâng tầm dịch vụ sân bay, mang đến khách hàng những trải nghiệm hài lòng, thú vị trên mỗi hành trình bay. Dự án nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển công ty (1993 - 2023).
Lễ khai trương phòng chờ thương gia Prime tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Sasco
Phòng chờ có thiết kế duy mỹ, kết hợp phong cách thiết kế British colonial của phương Tây và sử dụng các vật phẩm trang trí truyền thống Việt Nam như gốm sứ, men lam Bát Tràng, lụa Hà Đông, sơn mài mỹ thuật.
Prime cũng mang đến trải nghiệm văn hóa khi đưa nghệ thuật hội họa vào phòng chờ thương gia, giới thiệu những tác phẩm hội họa đặc sắc của những họa sĩ đương đại Việt Nam. Đến với Prime, thực khách cũng có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sắc, như buffet Á - Âu và thực đơn gọi món Alacarte. Quầy bar hiện đại với cooktail và tiếng nhạc Jazz cũng là nơi trải nghiệm phù hợp với khách hàng thượng lưu.
Quầy bar hiện đại tại phòng chờ. Ảnh: Sasco
Ngoài ra, phở sen Sasco là một trong những món ăn độc đáo lần đầu tiên được phục vụ tại phòng chờ thương gia. Món ăn này đã đạt giải nhất Hoa Hồi vàng cuộc thi "Đi tìm người nấu phở ngon" năm 2021, được bếp trưởng Sasco Phạm Quang Duy chọn lọc thêm nguyên liệu chất lượng, tươi ngon mỗi ngày, để thực khách cảm nhận, thưởng thức món phở sen thơm ngon, an lành, bổ dưỡng và đậm hương vị quê hương.
Bếp trưởng Phạm Quang Duy giới thiệu món phở sen đặc biệt đến thực khách. Ảnh: Sasco
Phở sen Sasco cũng là món ăn đồng hành cùng Báo Tuổi trẻ lên đường đến Nhật, mang tinh hoa phở Việt phục vụ du khách quốc tế tại "Vietnam Phở Festival 2023", quảng bá ẩm thực Việt và góp phần vào thành công chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật.
Trong giai đoạn khai trương phòng chờ thương gia Prime Lougne, Sasco phối hợp cùng các hãng hàng không và đối tác doanh nghiệp mời khách tới trải nghiệm dịch vụ.
Sasco là đơn vị chuyên đầu tư vận hành hệ thống phòng chờ thương gia tại sân bay Tân Sơn Nhất, được đối tác khách hàng và các tổ chức trong lĩnh vực hàng không trên thế giới đánh giá cao. Năm 2021, các phòng chờ Le Saigonnais và năm 2023 Jasmine Halal Lounge liên tục được bình chọn phòng chờ thương gia tốt nhất châu Á.
Khu vui chơi trẻ em miễn phí cho hành khách và ghế ngủ
Điểm đáng chú ý trong mở rộng nhà ga là đơn vị xây dựng công ty Sasco (chuyên dịch vụ hàng không sân bay) đã đưa vào phục vụ ghế ngủ và khu vui chơi trẻ em miễn phí cho hành khách. Đây là hai dịch vụ hoàn toàn mới và miễn phí với 100m2 là nơi bố trí 20 ghế ngủ bằng nệm salon, 40m2 dành cho khu vui chơi trẻ em.
"Thật là tuyệt vời khi được trải nghiệm dịch ghế ngủ trong lúc chờ chuyến bay, ở đây thật yên tĩnh" - một du khách Hàn Quốc cho biết.
Bên cạnh đó, nhà ga mở rộng cũng khai trương dịch vụ phòng ngủ mini có thu phí với thời gian sử dụng là 7 USD/giờ. Dịch vụ này gồm 10 phòng ngủ mi ni, phục vụ hành khách nghỉ ngơi trong lúc chờ đợi chuyến bay. Mỗi phòng ngủ có diện tích khoảng 4m2, cao 2,7m, trang bị tranh treo tường, đèn ngủ, ổ cắm điện, giường nệm, gối... phù hợp cho một người nằm nghỉ thay vì phải ngồi chờ nhiều giờ đồng hồ. Phòng ngủ được phục vụ nước uống, khăn lạnh.
Khu vui chơi miễn phí cho trẻ em được trang bị thảm xốp lót sàn và nhiều đồ chơi.
Tại khu vui chơi trẻ em gồm có lego, đất nặn cầu trượt, nhà đồ chơi… nhằm phát triển hệ vận động và trí tuệ cho trẻ.
Không gian tại khu vực có ghế nằm miễn phí ở sân bay.
Khu vực ghế ngủ miễn phí tại ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất.
Vị trí đặt ghế ngủ có nhiều cây xanh mang lại cho hành khách cảm giác dễ chịu.
Các ghế được sắp xếp xen kẽ nhau để tạo không gian riêng, yên tĩnh.
Hệ thống phòng ngủ có thu phí.
Cửa ra vào được khóa bằng thẻ từ với sự hướng dẫn nhiệt tình từ nhân viên.
Ông Tom Stricker đang trải nghiệm thử dịch vụ phòng ngủ tại sân bay.
Hệ thống cửa hàng tiện ích phục vụ hành khách với giá từ 20.000 đồng trở lên cho mỗi sản phẩm.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy được bố trí nhiều nơi để đề phòng hỏa hoạn.
(Theo internet)
Hy vọng với những thông tin cơ bản được tổng hợp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Sân bay Tân Sơn Nhất. Để được hỗ trợ trong quá trình đặt vé máy bay đến Tân Sơn Nhất, bạn hãy liên lạc với Nam Việt qua số tổng đài 0906818695. Với kinh nghiệm phong phú, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn một cách chi tiết nhất.
Tin Mới nhất
- Đón sắc thu, mừng Đại lễ
- GIẢM NGAY 10% GIÁ VÉ THƯƠNG GIA MUA SỚM
- TIẾT KIỆM HƠN KHI BAY CHUYẾN SÁNG SỚM/TỐI MUỘN
- MỪNG SINH NHẬT 6 TUỔI, TẶNG 15% KHI ĐẶT TRƯỚC SUẤT ĂN
- Bay mừng tuổi mới, giá cực hời
- ƯU ĐÃI LỚN, SẴN SÀNG CHÀO THU CÙNG VIETNAM AIRLINES
- Tăng chuyến giai đoạn tháng 7 - 8/2024
- BAY NHÓM GIÁ HỜI - GIẢM NGAY 8%
- TIẾT KIỆM HƠN KHI BAY CHUYẾN SÁNG SỚM/TỐI MUỘN
- SĂN VÉ HOT DEAL - GIÁ TỪ 299.000 VNĐ/ 1 CHIỀU
Tin khuyến mãi được nhiều người xem nhất
-
2,585,000VND
-
499,000VND
-
199,000VND
-
36,000VND
-
599,000VND
-
36,000VND
-
30,000VND
-
89,000VND
-
480,000VND
-
222,000VND
-
99,000VND
-
77,000VND
-
49,000VND
-
69,000VND
-
25,000VND
-
99,000VND
-
69,000VND
-
6,000$
-
2,300,000VND
-
26,000VND
-
26,000VND
-
75,000VND
-
9,000$
-
39,000VND
-
90,000VND
-
299,000VND
-
599,000VND
-
39,000VND
-
99,000VND
-
99,000VND
-
36,000VND
-
49,000VND
-
209,000VND
-
118,000VND
-
200,000VND
-
11,000VND
-
599,000VND
-
3,000,000VND
-
49,000VND
-
369,000VND
-
249,000VND
-
666,000VND
-
888,000VND
-
39,000VND
-
49,000VND
-
2,600,000VND
-
1,099,000VND
-
13,597,000VND
-
999,000VND
-
1,183,000VND
-
249,000VND
-
299,000VND